Nguyên nhân bé hay gãi tai

 Bé hay gãi tai thường có một số nguyên nhân sau:

Nếu chỉ hay gãi tai mà không quấy khóc thì hầu hết là do trong tai có ráy tai , nhất là ráy tai nằm sâu trong tai ba mẹ nhìn không thấy. Đối với những bé này, ba mẹ nên đưa bé đến bác sĩ tai mũi họng để lấy ráy tai , không nên cố lấy ở nhà vì dễ làm chấn thương tai bé.
 Một số ít là do bé có cơ địa dị ứng , những bé này khi khám tai không phát hiện gì nhưng vì bị dị ứng gì đó có thể bụi nhà, có thể do xà bông tắm gội hay giặt đồ… Bé có thể bị dị ứng thấy ngứa tai. Thường thì những bé này hay bị hắt hơi sổ mũi. Đối với trường hợp này, không nên cho bé nằm phòng máy lạnh, thử thay xà bông tắm gội cũng như xà bông giặt đồ, để ý thức ăn nào ăn xong ngày đó bé hay gãi tai thì nên tránh…
Vì sao trẻ hay gãi tai



 
Nếu hay đưa tay lên gãi tai kèm quấy khóc, trong khi mũi hoặc họng bé bị viêm thì coi chừng, vi trùng gây viêm mũi họng đã lên tai gây viêm tai giữa. Những bé này thường hay kèm sốt cao. Nên đưa đi khám bác sĩ tai mũi họng . Ngoài soi tai, bác sĩ sẽ cho bé đi đo nhĩ lượng đồ. Tùy theo kết quả nhĩ lượng đồ, bác sĩ sẽ biết bé mới bị tắc vòi nhĩ hay đã viêm tai giữa, nếu viêm tai giữa thì viêm ở mức độ nào, tai giữa có nhiều hay ít dịch… từ đó bác sĩ sẽ có hướng điều trị chính xác.
Như vậy bé gãi tai, bứt tai cũng chuyện bình thường ở trẻ sơ sinh. Các mẹ cứ bình tĩnh theo dõi và chọn cách chăm sóc bé thích hợp nhất nhé.

Mẹ Hồng Hạnh:

Bé nhà em 5,5 tháng rất hay lấy tay gãi tai, có khi chảy cả máu ra nữa. Mỗi lần như vậy, em lấy bông tai thấm nước muối sinh lý để lau cho con, nhưng vẫn không cải thiện được tình hình. Em không biết phải làm sao nữa.

Mẹ Nhím Còi
Bé nhà mình hồi 7,8 tháng tuổi cũng rất hay gãi tai. Nhiều khi bé cũng giật tai rất mạnh và cũng rất thích được ngoáy tay bằng tăm bông sau khi tắm. Mình cũng lo quá và đã cho đi khám BS Tai-Mũi-Họng. BS khám nói không sao cả và chỉ lấy ráy tai cho bé thôi. Nhưng bé thì rất sợ và kêu la thảm thiết lắm. Chồng mình về sau cứ mắng mình mãi về vụ này đấy.
Sang tháng thứ chín thì bé bỏ thói quen này. Và bây giờ bé được 9.5 tháng rồi, không thấy gãi và giật tai nữa.
Mình thấy nhiều mẹ cũng kêu về vấn đề này rồi. Có lẽ đây là một trong những dấu hiệu của sự phát triển của trẻ chăng. Mình nghĩ nếu bé vẫn chơi ngoan thì không có gì phải lo lắng cả.
À, mà BS còn khuyên không nên lấy tăm bông ngoáy tai cho trẻ. Như thế không những không sạch mà còn dễ gây viêm tai nữa đấy.

MrML
Trước hết khi bé hay giật, kéo tai đầu tiên cần loại trừ bệnh lý TMH bằng cách khám chuyên khoa TMH.
Thứ 2 là những vấn đề về tâm lý(chuyên ngành tâm lý trẻ em) thậm chí đó là những biểu hiên của RL tâm thần ở các mức độ( có thể sẽ tự hết hay cũng có thể chuyển trạng thái bệnh lý). Đặc biệt là những bé có tính cách không cân bằng. Trong trường hợp này các mẹ nên tiếp tục theo dõi và cho trẻ đi khám chuyên khoa tâm thần nếu đến trước 2 tuổi mà không hết biểu hiện trên.
Còn việc lấy dáy tai cho bé, cần phải hết sức thận trọng. Không dùng bất cứ thứ gì cứng để làm. Nếu dáy tai con bạn là dáy ướt bạn hãy lấy bông thấm vê lại thành sợi để lấy, nếu là dáy khô bạn có thể làm ướt dáy trước khi lấy.
Chúc các mẹ thành công với vai trò của mình !

Xem thêm: Có nên che thóp cho trẻ sơ sinh?

CUBIMART –  chuyên cung cấp  phụ kiện thú cưngxe đẩy trẻ emxe trượt, đồ chơi trẻ em, vật tư lưới an toàn ban công. CUBIMART cam kết chỉ bán sản phẩm an toàn cho bé.
Hãy đặt hàng hoặc gọi ngay cho chúng tôi  0914 403 667/ 02437 247 235, zalo, facebook để đặt lịch lắp thanh chắn cầu thang bảo vệ bé yêu của bạn

Xem thêm tất cả các sản phẩm HÀNG RÀO NHỰA CHO CHÓLƯỚI CẦU THANGCHẮN CẦU THANG

Xem thêm tất cả các sản phẩm CHUỒNG CHÓ INOX

Thanks for your comment